Viêm gan A, B, C: Đường lây nhiễm, triệu chứng và cách phòng ngừa

Biến chứng của viêm gan

Quan hệ tình dục có thể lây nhiễm virus gây viêm gan A, B, C. Những người hay đi gái gú, nhậu nhẹt, không chung thủy, lăng nhăng dễ bị lây nhiễm. Virus lây qua đường hôn môi, quan hệ tình dục, sử dụng đồ cá nhân chung… Có nhiều loại virus gây viêm gan (A, B, C, D, E…), nhưng mình sẽ nói về viêm gan A, B, C. Viêm gan A rất nhiều người bị (trẻ con đến người lớn), gần như ai cũng từng bị một lần mà không biết. Cơ thể có kháng thể, nên thường tự khỏi, không cần đi bác sĩ. Nhưng người gan yếu sẵn, nội tạng yếu thì dễ bị viêm gan cấp và suy gan cấp.

Viêm gan cấp, suy gan cấp có biểu hiện: vàng da, vàng mắt, phân nát, màu nhạt, sẫm; nước tiểu màu nâu đậm, rất hôi; sốt, ngứa ngáy toàn thân, cơ thể hôi; buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, thích ngủ nướng, xương khớp nhức. Bác sĩ đông y, tây y (chuyên khoa nội) sẽ giải thích kỹ hơn. Viêm gan B cũng có những biểu hiện như vậy, nhưng nghiêm trọng hơn (ruột non sình bụng, tiêu chảy, đau bụng; viêm xương lâu; vết thương khó lành; ngứa toàn thân). Viêm gan B có thể cấp tính và mãn tính. Cấp tính là đột ngột đau gan, có thể dẫn đến xơ gan, viêm gan, ung thư gan. Mãn tính là bị kéo dài, rất khó khỏi. Bác sĩ tây y và đông y sẽ kết hợp điều trị dựa trên phác đồ, xét nghiệm máu, tình trạng cơ thể, thể tạng, bệnh lý nền, độ tuổi, giới tính. Phụ nữ có thai có phác đồ riêng.

Viêm gan A thường phát bệnh từ nửa tháng đến một tháng. Viêm gan B ủ bệnh tới nửa năm mới phát, nên rất nguy hiểm. Nên đi khám bệnh định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện viêm gan. Mắc bệnh viêm gan B rất khó điều trị. Khi bị rồi thì không tiêm vắc xin được nữa. Nếu cơ thể tốt, tự hồi phục thì không sao, nhưng nếu nặng thì phải uống thuốc cả đời. Không được ăn đồ chua, mắm, cà; không sử dụng chất kích thích, nước ngọt; không sử dụng thuốc bổ gan tùy ý; ngủ đúng giờ; không ăn mì tôm, đồ cay, đồ hộp, đồ hết hạn, khổ qua, sầu riêng. Bị viêm gan B, nóng sốt rồi đi mua thuốc tây thì khả năng tổn thương, hoại tử gan rất cao. Ở nước ngoài, bệnh nhân viêm gan B gần như không được uống thực phẩm chức năng, nếu có thì phải có chỉ định của bác sĩ.

Viêm gan A lây qua đường ăn uống (bánh mì, nước uống chung, nguồn nước nhiễm virus, khạc nhổ đờm…). Văn hóa người Hoa, Singapore, Hồng Kông… mỗi người có đĩa, muỗng riêng, chén nước chấm riêng, tối kỵ dùng đũa chung, đi vệ sinh chung. Trước đây, ở những nơi có người Hoa sinh sống, chưa phát triển thì họ có văn hóa là ăn gì cũng trụng qua nước sôi. Người Nhật dùng đũa, muỗng nhựa thay đổi liên tục; người Hàn dùng đồ inox, không chung đụng. Quốc gia phát triển (châu Âu…) trước đây đã tuyên truyền về văn hóa ăn uống sạch sẽ, không ăn chung. Quốc gia đang phát triển (Việt Nam) tỷ lệ mắc bệnh viêm gan cao, phối hợp với sử dụng nhà vệ sinh chung, quan hệ bừa bãi, dùng kim tiêm chung. Quốc gia phát triển (Singapore) có chương trình tiêm vắc xin miễn phí nên ít người bị viêm gan. Một số quốc gia phát triển (châu Âu) người bị viêm gan B rất khó được cấp thị thực, phải chứng minh tài chính, gia đình để đảm bảo không lây lan ra cộng đồng.

Bệnh tật sẽ quyết định số phận, nên đi tiêm phòng viêm gan A, B. Khu phố đèn đỏ được ra đời để quản lý, kiểm soát những cô gái làm dịch vụ, 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần họ được lấy máu, nước tiểu, khám tổng quát xem có bị viêm nhiễm virus (A, B, C), HIV, giang mai, bệnh truyền nhiễm không. Nếu bị thì bị cắt và từ chối. Viêm gan A lây qua dịch âm đạo, nước miếng, nên phải đeo bao cao su, không quan hệ bừa bãi. Viêm gan A không hẳn không lây qua đường máu (xác suất ít). Viêm gan B lây qua đường máu, dịch từ quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, vết thương hở. Singapore có luật rất gắt đối với người khạc nhổ đờm, xả rác xuống đường (phạt vài trăm đô trở lên, lần 2, 3 cho đi tù). Viêm gan B còn lây qua đường tiêm chích, phun xăm (dùng dụng cụ chung). Người có tiền thường sắm bộ dụng cụ riêng (làm móng tay, móng chân…). Viêm gan B không lây qua đường ôm, hôn, ăn uống. 1/4 dân số thế giới tử vong do ung thư gan, xơ gan (nguyên nhân từ viêm gan B). Không dùng đồ dùng cá nhân chung (bàn chải đánh răng, ly nước, dao lam, dao cạo, đồ tiêm chích, kìm…). Người bị viêm gan A khỏi rồi thì ăn uống bình thường, chỉ cần kiêng bia rượu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.