Thuốc nam, thuốc bắc: Lợi ích và rủi ro khôn lường đối với sức khỏe

Thuốc Nam hại gan hại thận thực hư thế nào?

Uống thuốc nam gây suy gan. Nếu bạn học y thì sẽ biết làm sao phân biệt. Phải là đông y, y học cổ truyền, đông y chính thống, chính quy, hoặc ít nhất là đông y theo bài thuốc gia truyền được sở y tế công nhận, cấp phép. Thuốc nam trôi nổi trên thị trường, do những thầy thuốc không học đông y, chỉ biết sơ sơ về bài thuốc cơ bản thì rất nguy hiểm. Thuốc đông y rất mắc vì dược liệu, thuốc quý phải hái trên rừng. Việt Nam có hơn 5000 loại thuốc. Cây thuốc chia ra thuốc màu đỏ, đen, xanh (nghệ đen, nghệ đỏ; gừng, tỏi…). Thầy thuốc được học đàng hoàng trong đông y dựa vào thời điểm, thời tiết, địa chất, nguồn nước, tuổi, màu sắc, mùi, hương vị của dược liệu.

Ví dụ: vỏ cây quế, người học đông y đàng hoàng sẽ biết khi cắt ngang ra thì có vân trắng (bạch chỉ), nhai hơi cay, hậu vị ngọt. Cách chế biến phức tạp (cạo vỏ, phơi khô nắng chuẩn, không ẩm; ngâm nước muối một đêm…). Bốc thuốc phải kèm dược liệu khác để tránh bốc hỏa, chảy máu cam. Rất tốt với phụ nữ lạnh tử cung, hiếm muộn, ôn ấm cho tạng can, thận. Kết hợp bấm huyệt, châm cứu. Người không học đông y, không hiểu rõ, cứ thấy cây quế là dùng vào thuốc sẽ gây tác dụng ngược (bốc hỏa, mất ngủ, nóng trong, táo bón, trĩ). Nhân sâm, hoàng kỳ… thầy thuốc đông y học cách hửi, phân biệt màu sắc, cách bào chế, kết hợp với dược phẩm khác mới có tác dụng, trung hòa mọi thứ. Ví dụ: nấu ngải cứu cho chút rượu để trung hòa tính. Canh hầm chỉ cho muối, chè, canh dưỡng nhan chỉ cho đường phèn để không mất tác dụng của thuốc.

Đối với nam giới có cây hẹ hỗ trợ trị bệnh lý nam giới (xuất tinh sớm, yếu, rối loạn). Trong đông y, thầy thuốc dựa trên thể tạng. Nam giới thể nhiệt, tỳ vị hư hàn, vấn đề thận âm hư thì không được dùng vì gây tác dụng ngược. Người thể tạng lạnh hàn, không mắc bệnh khác thì ăn cây hẹ hợp lý. Người Hoa thích ăn hẹ nhiều. Bài thuốc nam, bắc trôi nổi trên thị trường giá rẻ (vài trăm ngàn đến 1 triệu) thì người ta trộn lưu huỳnh, chất hóa học để giữ lâu, không bị mốc; trộn corticoid (trong tây y corticoid không xấu, nhưng phải có bác sĩ chỉ định). Người ta còn trộn cây cỏ kích thích tiêu hóa nhanh vì nghĩ mọi thứ trong cơ thể là độc tố, tống ra ngoài nhanh là hết độc, nhưng không biết cơ thể phải làm việc nhiều quá gây suy gan, suy thận. Nhu động ruột hoạt động mạnh hơn bình thường, đi vệ sinh nhiều lần, dẫn đến chai lì, mất phản ứng (có người nặng hơn là phân ra quần mà không cảm giác).

Ngày xưa (10-20 năm trước), mình có đam mê khám nghiệm tử thi. Ở khu vực phía Nam (TP. HCM, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh) thường có vụ án nghiêm trọng, mình hay xuống xem và theo người làm công tác khám nghiệm tử thi. Thời đó ở khu vực phía Nam có đoàn người tuyên truyền, bán thuốc nam (viên hoàn đơn), phóng đại tác dụng, nói nhẹ nhàng, từ tốn, mặc đồ lam, bán giá rẻ, luôn lấy yếu tố Phật pháp, công đức, người dân mua nhiều. Bộ y tế lo ngại vấn đề chính trị (đầu độc, xâm lược ngầm). Khoảng một năm sau, họ bị phù tay, chân, mặt, nội tạng rất yếu, suy yếu trầm trọng, nhiều người mất. Những người còn lại qua bệnh viện tây y (khoa nội, suy gan, suy thận). Đó là góc khuất trong ngành y. Ngày xưa nhiều người uống thuốc nam, thuốc bắc, thuốc đông y bị suy thận, suy gan. Khi tìm đến bà nội thì gần như giai đoạn cuối.

Người trẻ khỏe thì ăn uống, tập thể dục, có thể uống táo đỏ, kỷ tử, hoa cúc, hoàng kỳ. Nhân sâm trở đi phải có bác sĩ đông y khám. Học đông y rất khó, phải có khiếu, đam mê, kiên trì, chuẩn đoán, có tâm, mài thuốc, chế thuốc, điều chỉnh liều lượng dựa trên độ tuổi, bệnh lý nền, dị ứng, thói quen sinh hoạt, giới tính (trẻ em, người đã sinh con, người mắc hội chứng đông máu…). Không có một bài thuốc áp dụng cho tất cả. Học bác sĩ đông y khó ngang ngửa tây y. Bác sĩ đông y chính quy đại diện cho y học cổ truyền, được học, đào tạo bài bản, nắm rõ kiến thức nền (mỡ máu, cao huyết áp, bệnh lý tim, suy gan, suy thận, tiểu đường, kháng insulin, bệnh do gen di truyền, bệnh do hệ miễn dịch suy yếu). Bên đông y là hàn khí, bên tây y là suy giảm hệ miễn dịch. Bác sĩ đông y chính quy biết bệnh gout là do tăng axit uric trong máu, người không học chuẩn thì phán là viêm khớp, cho uống thuốc viêm khớp gây biến chứng. Người không hiểu đông y thấy vàng da, khó tiêu, đầy hơi là quy chụp bệnh gan, nhưng bên tây y có thể liên quan đến viêm sỏi túi mật, viêm tắc túi mật…

Bác sĩ đông y chính quy biết nhìn chỉ số huyết áp, máu huyết, chỉ số sắc trong máu, kích thước u nang, u xơ để xem thuốc có dẫn đến đúng kinh lạc không. Lang y và lang băm khác nhau ở đó. Tuy nhiên vẫn có lương y giỏi. Bên tây y có thế mạnh (cảm, sốt do vi khuẩn, virus, thuốc tây có tác dụng phụ nhưng đáp ứng mạnh, không gây tổn thương gan, phổi, nội tạng. Sau khi hết vi khuẩn, virus thì qua đông y hồi phục). Người bị viêm gan (đặc biệt viêm gan B) phải kết hợp đông y, tây y (tây y kiểm soát, đông y kích hoạt miễn dịch, phục hồi).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.