10 ví điện tử ưa chuộng và tốt nhất hiện nay tại Việt Nam

Ví điện tử phổ biến tại Việt Nam hiện nay

Ví điện tử xuất hiện tại Việt Nam hơn chục năm nay nhưng chỉ 2 3 năm gần đây mới được nhiều người biết đến nhờ các chiến dịch PR của các công ty lớn về ví điện tử muốn mở rộng và tập thói quen thanh toán mới cho người dùng Việt. Chỉ cần 1 số điện thoại và ít nhất 1 chiếc thẻ ngân có đăng ký Internet banking, bạn đã có thể sử dụng được ví điện tử để thanh toán ở bất cứ nơi nào có liên kết với ví điện tử đó.

Và đây là 10 ví điện tử phổ biến rộng rãi nhất hiện nay tại Việt Nam mà chắc bạn cũng đã vô tình nghe qua hoặc chưa bao giờ biết tới.

Top 10 ví điện tử được sử dụng nhiều và rộng rãi nhất hiện nay

1. Ví điện tử MoMo

Ví điện tử số 3 về chuyển tiền liên ngân hàng là Momo

Ví điện tử sử dụng số 1 hiện nay

Đăng ký sử dụng ví điện tử Momo tại đây

Đứng đầu danh sách các ví điện tử được sử dụng nhiều nhất là MoMo. Cũng giống như những ví điện tử bên trên, MoMo hỗ trợ người dùng nạp tiền, chuyển tiền, thực hiện những giao dịch mua bán, bao gồm hơn 100 dịch vụ tiện ích. Có rất nhiều các tổ chức dịch vụ sử dụng MoMo để tiến hành thực hiện các cuộc giao dịch như tại siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, các hãng máy bay, nhà xe, các hệ thống chiếu phim, kênh mua sắm trực tuyến.

2. Ví điện tử Zalo Pay

Ví điện tử số 1 về chuyển tiền liên ngân hàng là Zalopay

Ví điện tử số 1 về chuyển tiền liên ngân hàng là Zalopay

  • Link tải Zalopay cho điện thoại Andoird và iOS

Zalo Pay là dịch vụ thanh toán di động rất quen thuộc với người dùng, khi hiện nay rất nhiều công ty, các doanh nghiệp lựa chọn Zalo Pay để thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, gử tiền.

Với Zalo Pay người dùng còn có thể nạp tiền điên thoại, nạp tiền game, với tốc độ thực hiện nhanh chóng, an toàn và bảo mật cho các bên thực hiện. Zalo Pay được liên kết với rất nhiều Ngân hàng lớn như Vietcombank, ViettinBank, BIDV, SacomBank, EximBank…

3. Ví điện tử AirPay

Ví điện tử Airpay

Ví điện tử Airpay

AirPay là loại ví điện tử của Công ty Cổ phần Phát triển Thể thao Điện tử Việt Nam, được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ví điện tử AirPay cho phép thanh toán các dịch vụ, hóa đơn, mua sắm trực tuyến kèm theo nhiều mức chiết khấu tùy theo từng dịch vụ hỗ trợ.

Người dùng có thể nạp tiền trực tiếp tại các đại lý AirPay trên toàn quốc, hay nạp tại các Ngân hàng Vietcombank, Eximbank, Sacombank… hoặc nạp qua Internet Baking.

4. Ví điện tử Ngân lượng

Trang chủ: https://www.nganluong.vn/vn

Ví điện tử Ngân lượng ra mắt vào năm 2009, hỗ trợ các doanh nghiệp và các cá nhân chuyển tiền và thanh toán trực tuyến. Ngân lượng hoạt động khá giống với PayPal, liên kết với hầu hết các Ngân hàng và các tổ chức tài chính phổ biển hiện nay như Vietcombank, Techcombank, Vietinbank, Đông Á, VIB, SHB, Visa/Master, VinaPhone, MobiFone,…

Ví Ngân lượng không thu phí người mua, chỉ thu phí người bán 1.000VND và 1% tổng giá trị của mỗi giao dịch. Các giao dịch đều thực hiện qua thẻ nội địa hoặc quốc tế, tài khoản ngân hàng, thẻ cào.

5. Ví điện tử Payoo

Ví điện tử Payoo

Ví điện tử Payoo

Payoo là ví điện tử thực hiện các giao dịch mua, bán tại các trang web thương mại điện tử. Payoo có 2 mục chính là Ví chuẩn được hưởng những quyền lợi, dịch vụ cơ bản nhất của Payoo và Ví Bạc tham gia nhiều chương trình hơn do Payoo cung cấp.

Sử dụng Payoo để thanh toán các hóa đơn tiền điện nước, điện thoại, vé tàu hay máy bay, bảo hiểm, học phí, tiền viện, nạp tiền di động. Mức giao dịch tối đa mà khách hàng được thực hiện là 20 triệu.

6. Ví điện tử VTC Pay

Ví điện tử VTCPay

Ví điện tử VTCPay

VTC Pay là cổng thanh toán thuộc Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC, liên kết với khoảng 33 Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 3 tổ chức thẻ quốc tế để thực hiện các giao dịch chuyển tiền, nạp tiền, thanh toán trực tuyến, an toàn bảo mật cao.

7. Ví điện tử Ví Việt

Ví điện tử Ví Việt

Ví điện tử Ví Việt

Ví Việt là Ngân hàng số của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) được phát triển trên cơ sở thẻ phi vật lý Ví Việt và đã được Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện. Mọi giao dịch thực hiện đều được bảo lãnh bởi Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Ví Việt được sử dụng cho cá nhân hay doanh nghiệp tiến hành các giao dịch nạp và rút tiền, chuyển tiền, thanh toán tiền phí, mua sắm trực tuyến, ngân hàng bán lẻ trực tuyến.

8. Ví điện tử Vimo

Ví điện tử Vimo

Ví điện tử Vimo

Ví điện tử Vimo giúp bạn thanh toán trực tuyến các loại phí gồm chuyển tiền, thanh toán hóa đơn điện nước, vận tải với chiết khấu cao từ đối tác Vimo, nạp tiền điện thoại, dịch vụ tài chính, rút tiền mọi lúc mọi nơi 24/7.

Vimo liên kết với hơn 20 ngân hàng giúp bạn thanh toán dễ dàng, có chương trình hỗ trợ thanh toán và rút tiền hầu hết các ngân hàng trả góp 0% lãi suất. Bên cạnh đó có rất nhiều chương trình ưu đãi khác tới khách hàng sử dụng từ Vimo.

9. Ví điện tử Moca

Ví điện tử Moca

Ví điện tử Moca

Ví điện tử Moca dùng để thanh toán chi phí mua sắm tại cửa hàng, tiền cước taxi, hóa đơn tiền điện, truyền hình hay Internet, nạp tiền điện thoại, mua mã thẻ.

Hiện tại ví Moca đang là đối tác của 8 ngân hàng gồm Sacombank, VPBank, Vietcombank, Maritime Bank, HD Bank, ACB, OCB, SCB. Người dùng có thể sử dụng Moca thanh toán ở một số địa điểm như 7Eleven, McDonald’s, FPT, VNPT, Fanny, Taxi Ba Sao, Taxi Thành Công.

10. Ví điện tử Bảo Kim

Ví điện tử Bảo Kim

Ví điện tử Bảo Kim

Trang chủ: https://www.baokim.vn/

Ví điện tử Bảo Kim được xây dựng dựa trên mô hình Paypal, Payeer… cho phép người dùng cá nhân hay doanh nghiệp thanh toán trực tuyến, gửi tiền và nhận tiền nhanh chóng, an toàn.

Bảo Kim liên kết với rất nhiều loại hình thanh toán gồm thẻ tín dụng quốc tế, thanh toán trực tuyến bằng ATM trong nước, chuyển khoản bằng Internet Banking. Khi sử dụng Bảo Kim, bạn sẽ được thanh toán các dịch vụ cụ thể gồm nạp tiền điện thoại, mua thẻ điện thoại, mua thẻ game, chuyển tiền miễn phí, tạo đơn hàng, thu hồi tiền định kỳ, nhắc lịch trả phí, trả lương tự động, quyên tiền từ thiện, share tiền ăn tối.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.